Trang chủ Giá Vàng Gia tộc nắm quyền định giá vàng thế giới 200 năm

Gia tộc nắm quyền định giá vàng thế giới 200 năm

2
0
Rate this post

Trong chiến dịch Waterloo năm 1815, vì nắm được kết cục bại trận sớm hơn 24 giờ so với cơ quan tình báo Anh nên gia tộc Rothschild đã kiểm soát được thị trường công trái Anh, kiểm soát luôn quyền phát hành tiền tệ của Đế quốc Anh. Sau đó không lâu, gia tộc này lại tiếp tục khống chế việc phát hành tiền tệ của các quốc gia khác như Pháp, Áo, Phổ, Italy để từ đó nắm giữ quyền định giá thị trường vàng thế giới trong suốt gần 200 năm.

Mạng lưới ngân hàng do Rothschild, Schiff Warburg và các nhà ngân hàng Do Thái xây dựng tại các quốc gia trên thực tế đã tạo nên hệ thống tiền tệ quốc tế và trung tâm thanh toán thế giới sớm nhất trong lịch sử. Chỉ bằng cách gia nhập vào mạng lưới thanh toán của họ thì các ngân hàng khác mới có thể lưu hành ngân phiếu xuyên quốc gia. Từng bước một, các nhà tài phiệt ngân hàng đã hình thành nên một cartel (tập đoàn lũng đoạn) trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các nguyên tắc do họ đặt ra đã trở thành “thông lệ quốc tế” của ngành tài chính thế giới hiện nay.

Cartel là lực lượng thúc đẩy quan trọng nhất của hệ thống dự trữ cục bộ, đồng thời cũng là đơn vị được hưởng lợi nhiều nhất. Trong khi đạt đến một quy mô tương đối, lực lượng này tất yếu phải ủng hộ, thậm chí là trực tiếp thiết lập nên những quy tắc chính trị cũng như quy tắc luật pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của mình.

Thị trường tài chính thế giới được quyết định bởi các gia đình tài phiệt. Ảnh: Medium.

Năm 1913, một phiên bản của hệ thống dự trữ cục bộ đã được tạo dựng thành công tại Mỹ – Cục Dự trữ Liên bang (FED). Như vậy, đồng tiền của hệ thống dự trữ toàn ngạch dần dần bị “tiền xấu” (không được bảo đảm bằng vàng) chi phối và loại bỏ ra khỏi cuộc cạnh tranh. Tiền giấy bạc và tiền giấy vàng do Chính phủ Mỹ phát hành thời đó được xem là thứ may mắn còn tồn tại của hệ thống dự trữ toàn ngạch do Chính phủ đảm bảo bằng vàng bạc thật.

1 ounce vàng bạc có giá trị tương đương với số tiền giấy tương ứng. Cho dù mọi khoản nợ vốn có của hệ thống ngân hàng có bị hoàn trả hết thì trên thị trường vẫn lưu thông đồng đô-la vàng bạc, và kinh tế vẫn có thể phát triển bình thường giống trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ được thành lập năm 1913.

Từ năm 1913 đến nay, đồng đô-la “xấu” trên thị trường của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dần dần loại bỏ đồng đô-la “tốt” (được bảo đảm bằng vàng) của hệ thống dự trữ toàn ngạch. Vì muốn tạo ra một chế độ dự trữ cục bộ nhằm lũng đoạn thế giới tài chính hiện hành, đồng thời hất cẳng Chính phủ ra khỏi lĩnh vực phát hành tiền tệ, các nhà ngân hàng quốc tế đã huy động mọi kỹ năng có thể, để rồi cuối cùng loại bỏ thành công đồng đô-la bạc vào thập niên 60 của thế kỷ XX, đồng thời cắt đứt mối liên hệ cuối cùng giữa vàng và đồng đô-la năm 1971. Từ đây, chế độ dự trữ cục bộ đã hoàn thành sứ mệnh lũng đoạn của mình.

Đồng USD vay mượn được “biến hóa” như thế nào?

Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York miêu tả đồng đô-la như sau: “Đồng đô-la không thể hoán đổi thành vàng hay bất cứ tài sản nào khác của Bộ Tài chính. Nó không mang ý nghĩa thực tế mà chỉ có tác dụng ghi nợ… Ngân hàng chỉ tạo ra tiền tệ khi người đi vay cam kết hoàn trả các khoản vay của ngân hàng. Ngân hàng thông qua ‘tiền tệ hóa’ các khoản nợ thương mại và tư nhân để tạo ra tiền tệ.”

Lời giải thích của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Chicago là: “Ở Mỹ, bất luận tiền giấy hay là tài khoản ngân hàng đều không có đủ giá trị nội tại như một loại hàng hóa. Đồng đô-la Mỹ chẳng qua chỉ là một tờ giấy. Còn tài khoản ngân hàng cũng chỉ là những con số ước lượng ghi trên giấy. Tiền kim loại tuy có một giá trị nội tại nhất định, nhưng lại thường thấp hơn nhiều so với mệnh giá của chúng.”

Vậy rốt cuộc thì điều gì đã khiến cho những công cụ tiền tệ như ngân phiếu, tiền giấy, tiền đúc kim loại được người ta tiếp nhận theo đúng mệnh giá của chúng trong việc hoàn nợ cũng như các công dụng thanh toán khác? Câu trả lời là lòng tin của con người. Người ta tin rằng bất cứ lúc nào, họ có thể dùng những loại tiền tệ này để hoán đổi thành tài sản khác. Một phần nguyên do trong vấn đề này là Chính phủ đã sử dụng pháp luật để ban hành các quy định nên các loại tiền pháp định bắt buộc phải được tiếp nhận.

Nói cách khác, việc tiền tệ hóa dịch vụ cho vay tạo ra đồng đô-la, còn mệnh giá của đồng đô-la lại do một ngoại lực tác động cưỡng chế. Vậy làm thế nào dịch vụ cho vay nợ lại biến thành đô-la được? Nếu muốn hiểu rõ quá trình này, chúng ta cần dùng đến “kính hiển vi” để quan sát tỉ mỉ cơ chế vận hành hệ thống tiền tệ của Mỹ.

Các độc giả không có chuyên môn về tài chính có lẽ cần phải đọc kỹ nội dung dưới đây mới có thể hiểu quy trình tạo ra tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và hệ thống ngân hàng. Đây là một bí mật thương mại quan trọng nhất của ngành tài chính phương Tây.

Song Hong Bing/Bách Việt Books-NXB Lao Động

Link nguồn: https://znews.vn/gia-toc-nam-quyen-dinh-gia-vang-the-gioi-200-nam-post1549355.html
Bài trướcGiá vàng hôm nay rơi khỏi mốc 120 triệu
Bài tiếp theoGiá vàng hôm nay chiều 28/4: Trong nước giảm sâu

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây