Trang chủ Giá Vàng Thị trường tài chính 24h: Giá vàng thế giới lao dốc mạnh

Thị trường tài chính 24h: Giá vàng thế giới lao dốc mạnh

8
0
Rate this post

VN-Index giảm mạnh; Bảo vệ ‘tường thành’ tỷ giá, sẵn sàng ứng phó với ‘cơn gió ngược’; Các diễn biến chính sách mới cần được quan sát kỹ; Định hướng đầu tư trong chu kỳ kinh tế mới; Trung Quốc công bố chính sách thuế thúc đẩy thị trường bất động sản…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 14/11 giảm 500.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 80,50 – 84,00 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 25,5 USD xuống 2.572,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục lao dốc và giảm về 2.540 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 106,85 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 14/11 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.290 đồng/USD, tăng 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.184 – 25.504 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng từ 87.000 USD lên 92.300 USD, thì sang ngày hôm nay đã hạ nhiệt và lùi về 90.400 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,08 USD (-0,12%), xuống 68,35 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,04 USD (-0,06%), xuống 72,24 USD/thùng.

VN-Index giảm hơn 14 điểm

Sau phiên giao dịch sáng ảm đạm, thị trường bước vào phiên chiều với lực cung gia tăng, khiến VN-Index giảm khá nhanh về gần 1.230 điểm trước khi bật hồi nhẹ, trước khi trở lại vùng giá thấp này khi đóng cửa.

Kết thúc phiên giao dịch 14/11: VN-Index giảm 14,15 điểm (-1,14%), xuống 1.231,89 điểm; HNX-Index giảm 2,4 điểm (-1,06%), xuống 223,82 điểm; UpCoM-Index giảm 0,48 điểm (-0,52%), xuống 91,87 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ ít thay đổi trong phiên thứ Tư (13/11), khi thị trường đón nhận dữ liệu lạm phát tăng phù hợp với dự báo.

Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của Mỹ tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, trùng khớp với dự báo của giới phân tích. Chỉ số CPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, tăng 3,3%, cùng phù hợp với dự báo.

Kết thúc phiên 13/11: Chỉ số Dow Jones tăng 47,21 điểm (+0,11%), lên 43.958,19 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,39 điểm (+0,02%), lên 5.985,38 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 50,68 điểm (-0,26%), xuống 19.230,72 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đảo chiều giảm, khi đồng yên yếu đã không thể bù đắp cho đà sụt giảm của nhóm cổ phiếu công nghệ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,48% xuống 38.535,70 điểm. Chỉ số giảm 0,27% xuống 2.701,22 điểm.

Đồng yên trượt xuống mức thấp nhất so với đồng USD kể từ ngày 24/7 đã hỗ trợ các cổ phiếu xuất khẩu.

Tuy nhiên, các cổ phiếu chip, công nghệ đều giảm, với SoftBank Group, giảm 3,22%, Tokyo Electron và Advantest lần lượt giảm 3,5% và 28%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi đồng nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 tháng, trong khi những biện pháp nới lỏng dành cho người mua nhà không được thị trường hưởng ứng.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,73% xuống 3.379,84 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,73% xuống 4.039,62 điểm.

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất so với đồng USD trong hơn ba tháng vào thứ Năm, khi động lực tiếp tục từ chiến thắng bầu cử tổng thống của Donald Trump đã đẩy đồng bạc xanh lên mức cao nhất trong một năm so với các đồng tiền lớn khác.

Trong khi đó, nỗ lực mới nhất của Trung Quốc nhằm vực dậy lĩnh vực bất động sản thông qua các ưu đãi thuế đối với các giao dịch nhà và đất đã thất bại trong việc cải thiện giá cổ phiếu trong lĩnh vực này.

Chứng khoán Hồng Kông giảm xuống mức thấp nhất trong bảy tuần, khi giới đầu tư thận trọng trước một số những báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty lớn.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,96% xuống 19.435,81 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,21% xuống 6.973,08 điểm.

Nhà phát triển Trung Quốc Longfor Group mất hơn 7% và dẫn đầu sự sụt giảm trong lĩnh vực nhà ở khi thông báo của Bắc Kinh về việc cắt giảm thuế đối với việc mua nhà.

Trong khi đó, cổ phiếu của gã khổng lồ thương mại điện tử JD.com đã giảm hơn 4,7% trước khi công bố kết quả kinh doanh vào cuối ngày.

Tâm lý trên cổ phiếu Hồng Kông và Trung Quốc đã bị ảnh hưởng sau khi Trung Quốc không đưa ra được biện pháp kích thích tài khóa mà thị trường mong đợi, với việc cơ quan lập pháp chỉ chấp thuận bán nợ để khắc phục tình trạng nợ ẩn của chính quyền địa phương vào tuần trước.

Trong khi đó, chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cũng đã làm tăng thêm tâm lý bi quan, khi ông Trump đe dọa áp thuế 60% đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.

Chứng khoán Hàn Quốc hồi phục sau liên tiếp những phiên giảm, ảnh hưởng bởi lo ngại thuế quan của chính quyền mới của Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 1,78 điểm, tương đương 0,07% lên 2.418,86 điểm.

Thị trường chứng khoán và tiền tệ của Hàn Quốc đang quay cuồng, khi cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử làm dấy lên những lo ngại mới về chương trình nghị sự “Nước Mỹ trên hết” của ông. Lo ngại gia tăng đã làm dấy lên lo ngại về những tác động tiềm tàng đối với nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Hàn Quốc.

Các nhà đầu tư nước ngoài là lực lượng chính đằng sau đợt bán tháo chứng khoán Hàn Quốc, với những lo ngại ngày càng tăng về những thay đổi chính sách tiềm năng của Trump.

Theo đó, họ đã bán ròng tới 713,4 tỷ won trên thị trường, với cổ phiếu Samsung Electronics ghi nhận dòng vốn chảy ra mạnh trong phiên giao dịch thứ 11 liên tiếp, tổng cộng 2,692 nghìn tỷ won (1,91 tỷ USD) trong khoảng thời gian này.

Kết thúc phiên 14/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 185,96 điểm (-0,48%), xuống 38.535,70 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 59,44 điểm (-1,73%), xuống 3.379,84 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 387,64 điểm (-1,96%), xuống 19.435,81 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc tăng 1,78 điểm (+0,07%), lên 2.418,86 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

– Bảo vệ “tường thành” tỷ giá, sẵn sàng ứng phó với “cơn gió ngược”

Các đại biểu Quốc hội và chuyên gia cảnh báo, những “cơn gió ngược” có thể thổi tới Việt Nam, đặc biệt là hàng rào thuế quan và diễn biến khó lường của USD. Trong bối cảnh này, giữ được ổn định tỷ giá sẽ là yếu tố tiên quyết để bảo vệ ổn định vĩ mô..>> Chi tiết

– Các diễn biến chính sách mới cần được quan sát kỹ

Theo TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Vương quốc Anh, tình hình quốc tế không còn hoàn toàn thuận lợi như giữa năm 2024, vì vậy, nền kinh tế Việt Nam cần gia tăng nội lực, thay vì dựa vào khu vực FDI và xuất khẩu..>> Chi tiết

– Định hướng đầu tư trong chu kỳ kinh tế mới

Trong quý III/2024, GDP ghi nhận mức tăng trưởng 7,4% và như vậy, Việt Nam đã có ba quý liên tiếp đạt mức tăng trưởng tốt và vượt kỳ vọng của thị trường..>> Chi tiết

– Trung Quốc công bố chính sách thuế thúc đẩy thị trường bất động sản

Hôm thứ Tư (13/11), Trung Quốc đã công bố một loạt chính sách thuế nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản, bao gồm cả việc cắt giảm thuế chuyển nhượng bất động sản và thuế VAT..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Nguồn: https://tinnhanhchungkhoan.vn/thi-truong-tai-chinh-24h-gia-vang-the-gioi-lao-doc-manh-post358021.html

Bài trướcGiá vàng hôm nay ngày 14/11 giảm cực mạnh giá vàng nhẫn và miếng
Bài tiếp theoGiá vàng tiếp đà giảm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây